Khi nắm rõ các loại biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam sẽ giúp bạn lái xe và tham gia giao thông an toàn và đúng luật. Trong bài viết này, xehayvietnam.com sẽ mang đến bạn bài viết với chủ đề các loại biển giao thông và vạch kẻ đường thường gặp nhất, mời bạn theo dõi chi tiết.
Các nhóm biển giao thông
Biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam hiện được chia làm 6 nhóm gồm:
- Biển báo cấm: Đa số là biển có hình tròn, viền đỏ, nền trắng và hình vẽ bên trong màu đen thể hiện nội dung cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Nhóm biển này có hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, nội dung cấm được thể hiện bằng màu đen.
- Biển báo hiệu lệnh: Nhóm biển này có hình tròn, nền xanh, nội dung hiệu lệnh được thể hiện bằng màu trắng.
- Biển báo chỉ dẫn: Nhóm biển này có hình chữ nhật hoặc vuông, nền màu xanh, nội dung chỉ dẫn được thể hiện bằng màu trắng.
- Biển báo phụ: Nhóm biển này có hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, nội dung thể hiện bằng màu đen. Biển báo phụ được dùng kết hợp biển báo chính, đặt cạnh và thấp hơn so với biển báo chính.
- Vạch kẻ đường: Vạch kẻ trên đường có màu trắng hoặc vàng
Ngoài 6 nhóm biển báo giao thông đường bộ bộ phổ biến nêu trên còn có 2 nhóm biển báo khác. Đó là nhóm các biển giao thông đường cao tốc và nhóm biển báo đường bộ theo hiệp định GMS-CBTA ( Trung Quốc và Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam ).
>>> Tham khảo thêm:
Biển báo cấm
Biển báo cấm có tất cả 40 loại biển khác nhau, được đánh thứ tự từ 101 đến 140 trong bảng hệ thống biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam.
Biển báo cấm có hình tròn, viền biển màu đỏ, nền trắng, nội dung cấm được thể hiện bằng màu đen.
Biển báo cấm đặc biệt
- Cấm đi ngược chiều: Viền màu đỏ, nền màu đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng.
- Biển cấm dừng và đỗ xe: Viền biển màu đỏ, nền màu xanh, hình vẽ bên trong được thể hiện với màu đỏ và trắng.
- Biển báo hiệu hết cấm (hết cấm vượt, hết tất cả các lệnh cấm, hết hạn chế tốc độ tối đa … ): viền biển cấm màu xanh, nền trắng, hình đối tượng hết cấm thể hiện bằng màu đen.
Ý nghĩa của biển báo cấm: Biển báo cấm biểu thị những điều cấm mà chúng ta không được phép làm. Nếu không tuân thủ biển báo cấm, nghĩa là bạn vi phạm luật giao thông đường bộ Việt Nam và sẽ bị xử lý theo quy định.
Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm có 46 loại, biển được đánh số thứ tự từ 201 đến 246 trong hệ thống các biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam.
Nhận biết biển báo nguy hiểm: Biển báo nguy hiểm dd bieeru hình tam giác, nền màu vàng, viền màu đỏ, hình cảnh báo bên trong vẽ màu đen.
Ý nghĩa biển báo nguy hiểm: Biển báo nguy hiểm được đặt nhằm cảnh báo cho tài xế có thể xảy ra những nguy hiểm khi lái xe tại đoạn đường phía trước. Khi gặp được biển báo nguy hiểm này, người cầm lái cần chú ý giảm tốc độ, tập trung tối đa khi lái xe để phòng tránh gặp phải nguy hiểm.
Biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh trong đó có tất cả 9 loại, được đánh số thứ tự 301 đến 309 trong bảng hệ thống các biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam.
Nhận biết Biển báo hiệu lệnh: Biển báo hiệu lệnh là biển báo có hình tròn, nền màu xanh, không có đường viền, hình vẽ bên trong thể hiện bằng màu trắng.
Ý nghĩa của Biển báo hiệu lệnh: Khi gặp biển hiệu lệnh thì người tham gia giao thông bắt buộc phải tuân theo hiệu lệnh được vẽ trên biển. Nếu không sẽ được tính là vi phạm luật giao thông đường bộ Việt Nam.
Biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn có tất cả 48 loại biển, số thứ tự 401 đến 448 trong hệ thống các biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam.
Đặc điểm nhận biết biển chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn là biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền biển màu xanh. Không có viền, bên trong có hình vẽ được thể hiện bằng màu trắng hoặc màu đen.
Ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn nhằm hướng dẫn thông tin cần thiết, hỗ trợ người cầm lái khi tham gia giao thông đúng cách, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
Biển báo phụ
Biển phụ có 10 loại, số thứ tự trong hệ thống các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam từ 501 đến 510.
Đặc điểm nhận biết biển báo phụ: Biển báo phụ hình chữ nhật, nền biển màu trắng, viền màu đen, hình vẽ bên trong được thể hiện với màu đen hoặc màu đỏ.
Ý nghĩa của biển báo phụ: Biển báo phụ được sử dụng để bổ sung thông tin làm rõ ý nghĩa cho các biển báo chính. Ví dụ biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh trong hệ thống các biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam.
Vạch kẻ đường
Có tất cả 23 loại vạch kẻ đường trong hệ thống các biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam, có số thứ tự từ 1.1 đến 1.23. Có 2 dạng vạch kẻ đường là vạch kẻ đường nằm dọc và vạch kẻ đường ngang.
Ý nghĩa vạch kẻ đường: Vạch kẻ đường cũng được coi như một dạng biển báo giao thông. Sử dụng nhằm mục đích hướng dẫn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi đúng vào phần đường, làn đường của mình.
Vạch kẻ đường thường gặp
- Vạch phân chia 2 chiều: Vạch đơn nét đứt
Vạch kẻ đường dạng vạch đơn, có nét đứt dùng để phân chia 2 chiều xe chạy. Vạch kẻ đường này sử dụng cho đường không có dải phân cách ở giữa, chia 2 hoặc 3 làn xe. Trường hợp cần thiết, xe sẽ được phép lấn làn, đè lên vạch kẻ đường này.
- Vạch phân chia 2 chiều: vạch đơn, nét liền
Với dạng vạch kẻ đường là vạch đơn, nét liền sẽ dùng để phân chia 2 chiều xe chạy. Vạch này được sử dụng cho đường không có dải phân cách giữa, chia 2 hoặc 3 làn xe. Xe khi chạy trên đường có vạch phân chia 2 chiều sẽ không được lấn làn, không được đè lên vạch.
- Vạch phân chia 2 chiều: vạch đôi, nét liền
Vạch kẻ đường dưới dạng vạch đôi, nét liền được dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 4 làn trở lên mà không có dải phân cách ở giữa. Xe không được sang lấn làn, và không được đè lên vạch kẻ.
- Vạch phân chia 2 chiều, vạch đôi: một nét liền, một nét đứt
Vạch kẻ đường dạng vạch đôi có một vạch là nét liền, còn một vạch là nét đứt dùng để phân chia 2 chiều xe chạy. Vạch kẻ đường này được sử dụng cho đường không có dải phân cách ở giữa có từ 2 làn xe chạy trở lên . Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch kẻ liền không được phép lấn làn, không được đè lên vạch kẻ. Xe chạy bên làn đường tiếp giáp với vạch kẻ đứt sẽ được phép lấn làn, đè lên vạch khi cần.
Lời kết
Như vậy, bạn vừa theo dõi bài viết về biển báo giao thông và vạch kẻ đường mới nhất 2024. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về giao thông và xe hơi, mời bạn truy cập xehayvietnam.com. Chúc bạn vạn dặm bình an!